Đối với trẻ nhỏ, những bữa ăn được nấu từ thực phẩm tươi sạch là điều tốt nhất cho bé, khi các cơ quan bộ phận trong cơ thể bé còn chưa hoàn thiện hết, bộ máy tiêu hóa non yếu, sức đề kháng yếu, nếu chúng ta không chăm sóc bé cẩn thận nhất là trong ăn uống thì bé rất dễ dàng bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón … Dưới đây là 3 lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé mà các bà mẹ nên biết.
3 lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé tại nhà
An toàn trong chế biến thức ăn cho bé
- Nên mua thực phẩm tươi sạch ở những địa chỉ tin cậy, an toàn.
- Khi chế biến thức ăn cho bé tại nhà cần nấu chín kĩ, ăn bữa nào hết bữa đó, tuyệt đối không được cho bé ăn đồ ăn tái, gỏi sống, cá sống.
- Đối với trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên, nếu bạn là người bận rộn không có nhiều thời gian thì cũng không nên nấu luôn cháo thịt cháo cá … rồi chia thành nhiều bữa, chỉ nên nấu cháo trước mà thôi, không nên cho gia vị vào cháo, nấu cháo xong để vào tủ lạnh, khi nào cho trẻ ăn thì mới băm thịt cá và cho cháo vào đun sôi lại, như vậy sẽ nhanh hơn và đảm bảo vệ sinh hơn.
- Nếu cho trẻ ăn cơm cùng gia đình, những món ăn của bữa trước cất tủ lạnh thì nên đun lại kĩ như bình thường sẽ đảm bảo vệ sinh hơn, không nên hâm thức ăn cho trẻ ăn bằng lò vi sóng, vì lò vi sóng chỉ có tác dụng hâm nóng thức ăn chứ không đun sôi được, vì thế với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ và sức đề kháng kém ăn thức ăn này là không tốt dễ mắc bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa …
Bảo quản sữa cho bé
- Nếu bắt buộc phải pha sữa sẵn cho trẻ thì nên bảo quản sữa trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng không quá 24h.
- Pha sữa xong cần đậy nắp bình sữa thật kín, pha vừa đủ tránh việc pha thừa, không sử dụng sữa đã uống dở.
- Sữa mẹ vắt ra ly hoặc bình kín có thể cất trong tủ lạnh bảo quản trong vòng 24h – 48h, khi cho trẻ uống cần làm ấm bằng cách nhúng ly sữa, bình sữa đó trong một cốc nước nóng để làm giảm lạnh, có thể bảo quản sữa mẹ trong ngăn tủ đá trong vòng 2 tháng đến 6 tháng, nhưng khi uống sẽ không còn ngon như lúc đầu và dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Các loại sữa tươi đóng gói sau khi nấu cần bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24h. Sữa tươi, sữa đậu nành được tiệt trùng bằng công nghệ cao, sau khi mở hộp để sử dụng cần đậy kín nắp hộp lại và sử dụng trong vòng 48h.
- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh tránh việc vi khuẩn xâm nhập khu trú trong tủ lạnh và xâm nhập vào thức ăn.
Chế biến thức ăn hợp lí để phòng chứng táo bón
- Táo bón là mối đe dọa lớn nhất với đường ruột. Khi bị táo bón, bé có những triệu chứng như đầy hơi và cảm giác thèm ăn bị giảm xuống. Vì thế các bà mẹ nên có cách chế biến thức ăn hợp lí để phòng chứng táo bón cho trẻ.
- Các mẹ hãy tăng cường chất xơ trong chế biến thức ăn hàng ngày cho bé giúp bé nhuận tràng, thực phẩm giàu chất xơ gồm rong biển, táo, dâu tây, khoai lang, nấm, rau bina, cải bắp, cần tây, ngô, lúa mạch, ngũ cốc…
- Hạn chế những thực phẩm chứa quá nhiều protein như gạo nếp, thực phẩm giàu canxi vì nó là những thực phẩm khó tiêu hóa, sẽ làm hệ tiêu hóa của trẻ cảm thấy khó khăn hơn khi tiêu hóa những loại thực phẩm này.
Các bà mẹ nên nắm rõ 3 lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé để giúp bé có bữa ăn ăn ngon hơn, an toàn hơn, đầy đủ dinh dưỡng hợp lí hơn. Chúc các mẹ có những cách chế biến thức ăn hợp lí ngon miệng cho bé.