Phần lớn các bé thường không thích những việc dưới đây nhưng nếu biết cách, tất cả lại đâu vào đấy hết ấy mà. Dưới đây là cách ứng phó với những việc bé không thích mà bạn nên biết.
Cách ứng phó với việc bé không thích
1. Rửa tay
Thường ít bé nào tự giác đi rửa tay, ở trẻ em nhiều khi không có khái niệm giữa sạch và bẩn. Tuy nhiên bạn cần tạo cho con thói quen rửa tay. Hãy chỉ vào những chỗ bẩn trên tay bé, sau đó đưa bé đến vòi nước và chỉ dẫn từng bước cách rửa tay sao cho đúng. Tốt nhất bạn để bé tự rửa sau khi đã hình thành được thói quen. Thường những lúc như vậy hãy luôn đứng chỗ nào gần với chỗ bé rửa tay để quan sát xem bé rửa tay như vậy có thực sự sạch không. Hãy chuẩn bị một vài câu chuyện về các chú vi khuẩn sẽ đáng sợ thế nào nếu bé không rửa tay kỹ. Bé sẽ sợ mà rửa tay cẩn thận hơn.
2. Tiêm phòng
Tiêm phòng là việc khó khăn nhất mà bé phải đối mặt khi còn nhỏ, thậm chí nhiều khi người lớn còn sợ tiêm nữa là. Không cần phải báo trước cho bé là sắp bị tiêm đâu. Lúc vào phòng khám, bạn hãy ôm bé vào lòng để trấn an bé, vỗ về bé. Lúc tiêm có thể bé sẽ la hét, hãy giữ thật chặt tay bé lại. Việc tiêm sẽ diễn ra rất nhanh thôi. Cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng và lần tiếp theo bé sẽ dễ dàng đối mặt hơn.
Đối với các bé trai hãy động viên đôi khi dùng các chiêu khích tướng, hãy khen bé như một vị anh hung, một chàng trai dũng cảm. Bé sẽ thấy mình cần phải to ra là một nam hảo hán thực sự, như vậy bé sẽ chả còn thấy đau nữa.
3. Cắt tóc
Đối với nhiều bé cắt tóc thật đáng sợ. Hãy trấn an bé là việc cắt tóc sẽ khiến bé trông xinh xắn hoặc thông minh hơn và nó chỉ diễn ra trong mấy phút thôi. Hãy lên kế hoạch và cho bé chọn thời điểm bé thích cắt tóc nhất. Lúc đầu bé sẽ không quen và liên tục ngọ nguậy. Đối với trẻ con, việc ngồi im như tượng để người khác cắt. Tốt nhất bạn cũng nên chuẩn bị một vài câu chuyện để thu hút sự chú ý của bé. Khéo bé sẽ chẳng còn biết tóc cắt xong lúc nào nữa ấy chứ.
4. Đưa bé ra khỏi bồn tắm
Nhiều trẻ rất thích tắm. Đang lúc cao hứng mà bạn bế bé ra khỏi bồn hoặc chậu là bé sẽ quẫy đạp hoặc khóc um lên. Hãy quy đinh giờ kết thúc tắm cho bé. Trước khi nhấc bé ra khỏi bồ hãy cho bé vài phút để chơi nữa. Bạn có thể để trong nhà tắm một chiếc đồng hồ và bảo nếu kim dài chỉ đến số này là sẽ kết thúc giờ tắm chẳng hạn. Bé sẽ vừa chơi vừa chuẩn bị sẵn tinh thần khi nào sẽ phải rời bồn tắm.
Trên đây là cách ứng phó với những việc bé không thích mà bạn nên biết. Bạn hãy hiểu tâm lý trẻ để có những kế sách hợp lý nhé.