Trẻ nhỏ luôn có ít nhất một vết thương do tai nạn hàng ngày như côn trùng cắn, ngã gây xây xát hay bị bỏng…Do đó, bên cạnh việc bảo đảm sự an toàn cho trẻ, bố mẹ cũng cần trang bị kiến thức về cách xử lý một số vết thương do tai nạn hàng ngày ở trẻ. Dưới đây là tổng hợp các sự cố gây thương tích ở trẻ và cách sơ cứu.
Cách xử lý một số vết thương do tai nạn hàng ngày ở trẻ
Xử lý vết thương do ngã, va đập, vật nuôi cắn
- Trong số các tai nạn thường gặp ở trẻ, tai nạn do vấp, ngã xảy ra thường xuyên nhất, do cơ chế tự bảo vệ của trẻ còn yếu, trẻ mải chơi hoặc bị bạn bè xô ngã…Nếu vết thương bị xây xát nhẹ, không chảy máu thì chỉ cần rửa sạch và chườm mát cho trẻ. Trường hợp vết trầy bị chảy máy cần phải cầm máu bằng cách giữ chặt vết thương trong 3-5 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Dùng băng keo cá nhân hay gạc khử trùng để băng vết thương, giữ vết thương khô, tránh nước.
- Bôi mỡ kháng sinh nếu vết thương bị trầy da, thay băng hàng ngày cho đến khi vết thương lành. Đây là cách xử lý vết thương do tại nạn thường gặp ở trẻ hữu hiệu nhất, không chỉ giúp vết thương mau lành mà còn ngăn được nhiễm trùng.
- Nếu vết thương do vật nuôi cắn, sau khi cầm máu cần rửa sạch bằng nước xà phòng đặc, lau khô và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và xử lý các biến chứng phát sinh (nếu có). Bắt/nhốt vật nuôi để theo dõi
- Nếu vết thương bị nặng, có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng như rách da ở diện rộng, sâu, không thể cầm máu… cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện
- Nếu một mảng da to bị tuột ra, bạn hãy dùng vải ẩm và sạch bao lại rồi cho vào trong một túi chườm đá để bác sĩ có thể nối lại.
Xử lý vết thương do bỏng
- Tách trẻ khỏi nguồn gây bỏng
- Làm dịu vết bỏng bằng khăn lạnh hoặc có thể để vết bỏng dưới vòi nước mở nhẹ để trẻ bớt đau
- Với vết bỏng nhẹ, đỏ, chưa bị phồng rộp, có thể thấm khô và bôi thuốc trị bỏng
- Với vết bỏng nặng: Cởi bỏ quần áo trẻ để lộ vùng bị bỏng, làm mát cho trẻ bằng cách ngâm nước hay đắp khăn lạnh. Với vết bỏng bị dính bẩn không được tự ý rửa mà cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Quàng 1 tấm chăn quanh bé để ngăn việc trẻ bị hạ thân nhiệt
- Chăm sóc sau cứu thương: Để yên các vết rộp và tránh nước. Nếu vết rộp vỡ ra nên bôi kem chống nhiễm trùng và băng lại bằng băng keo cá nhân hay gạc vô trùng cho đến khi lành. Cách xử lý vết thương do tai nạn bỏng nước ở trẻ hơi khó, bởi có thể trẻ sẽ thấy khó chịu mà bóc lớp bong ra hoặc quá mải chơi mà làm vỡ các vết rộp nước. Vì vậy bố mẹ cần hết sức cảnh giác khi chăm sóc vết bỏng cho trẻ.
- Theo dõi vết thương. Nếu có biểu hiện sưng phồng, gây đau đớn hay tiết dịch cần đưa trẻ đi kiểm tra lại
Xử lý tổn thương về mắt
– Tổn thương mắt do va đập, bầm tím, xây xát nặng: Đắp một miếng vải thấm nước lên mắt trẻ để bé bớt đau, đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu
– Tổn thương do hóa chất: Rửa mắt cho bé bằng nước ấm trước khi đưa đến cơ sở y tế.
– Đối với vết thương nhẹ: Nhỏ mắt cho bé bằng thuốc nhỏ mắt hay thuốc mỡ
– Theo dõi sự phục hồi mắt của trẻ sau khi đã được cấp cứu, nếu phát hiện có bất thường cần đưa trẻ đi kiểm tra lại
Xử lý vết thương do côn trùng cắn
Vết muỗi cắn:
- Xoa ngay vào vết sưng 1 ít nước hoa trẻ em, hoặc kem trị muỗi đốt, hoặc cũng có thể dùng kem trị mụn, kem đánh răng để giảm sưng, ngứa.
- Dùng khoai tây cắt lát chà xát lên vết muỗi cắn, sau 5 phút lại chà lại. Cách xử lý tai nạn ở trẻ vừa đơn giản vừa hiệu quả này sẽ giúp vết muỗi đốt biến mất mà không để lại vết thâm trên da của trẻ.
- Thoa mật ong vào vết muỗi cắn để ngừa sưng
Vết ong đốt:
- Dùng tay ấn quanh vết cắn để đẩy nọc độc ra ngoài.
- Dùng củ, lá môn chà xát chỗ bị sưng.
- Nếu bị ong vàng đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương.
- Dùng bã trà còn ướt chà xát tại chỗ sưng để giúp giảm đau.
- Lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương.
- Đối với giống ong có độc: lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.
- Dùng vôi tôi, củ dáy bôi lên vết đốt cũng giúp giảm sưng đau
- Nếu trẻ bị nhiều nốt ong đốt, hay vết đốt có dấu hiệu sưng nghiêm trọng, trẻ run lạnh, co giật…thì sau khi sơ cứu cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đề phòng nhiễm độc nặng. Chú ý đem theo cả mẫu ong đốt để việc điều trị được thích hợp
Xử lý vết thương do dị vật đâm
- Nhận diện vùng bị thương, lấy dị vật ra nếu có. Nếu vết thương nhẹ, không chảy máu như bị vướng dằm thì chỉ cần chườm mát cho trẻ và thoa kem trị mụn
- Vết thương chảy máu ở chân, tay, cằm, mặt: Cầm máu bằng cách giữ chặt vết thương trong 1 phút, sau đó rửa sạch bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng/oxi già rồi băng lại
- Nếu vết thương ở diện rộng, sâu, không lấy được dị vật có thể lấy vải mềm,sạch quấn quanh vết thương để cầm máu, đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu
Xử lý khi trẻ bị chảy máu mũi
- Để trẻ ngồi, mắt hướng thẳng, mẹ dùng hai ngón tay hoặc khăn mềm giữ lỗ mũi trẻ trong 10 phút để ngăn không cho máu chảy. Tuyệt đối không để trẻ ngửa đầu hay cúi đầu, hay nằm khi bị chảy máu mũi vì có thể khiến máu chảy nhanh hơn (nếu cúi đầu) hoặc máu chảy ngược xuống dạ dày trẻ gây nôn mửa
- Tránh việc ngoáy mũi, chà xát mũi trong vài ngày sau khi đã cầm máu
Trong bất kì tình huống tai nạn xảy ra với trẻ,bố mẹ chỉ nên áp dụng các biện pháp xử lý các vết thương thường gặp ở trẻ khi nhận thấy vết thương của trẻ ở mức nhẹ. Với những chấn thương nghiêm trọng, vết thương ở diện rộng như bỏng nặng, sâu, hay khó cầm máu như bị dị vật đâm sâu không lấy ra được…,sau khi sơ cứu tạm thời cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Lưu ý:Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi