Tiêu chảy cũng là một trong số những bệnh tường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có đủ kiến thức để biết cách trị tiêu chảy cho trẻ như thế nào? Hiểu được điều này, bài viết hôm nay, các chuyên gia xin chia sẻ bạn các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa tiêu chảy cho bé nhé.
Cách trị tiêu chảy cho trẻ
Thế nào được gọi là tiêu chảy?
Tùy vào từng độ tuổi mà có cách nhận biết tiêu chảy khác nhau. Bởi ví dụ các bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, có thể đi ngoài từ 4 – 10 lần/ngày. Những bé dưới 3 tháng tuổi có thể đi 2 – 4 lần/ngày. Và những bé lớn hơn số lần đi ngoài cũng giảm đi, chỉ còn 1 – 2 lần/ngày thôi nhé. Vậy tiêu chảy ở trẻ em là gì? Theo các chuyên gia, tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài nhiều lần, khoảng trên 3 lần/ngày và đi phân lỏng hoặc đi toàn nước. Bệnh tiêu chảy được chia ra làm 3 cấp độ chính:
- Tiêu chảy cấp: Là tình trạng đi ngoài 3 – 4 lần/ngày.
- Tiêu chảy kéo dài: Thời gian bị tiêu chảy trên 14 ngày.
- Tiêu chảy xâm lần: Hiện tượng này là đi ngoài có lẫn máu.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cho ở trẻ nhỏ là gì?
Cách trị tiêu chảy cho trẻ là gì? Nguyên nhân là do đâu? Bệnh tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu tập trung là do vấn đề ăn uống. Cụ thể như:
- Đối với trẻ bú mẹ: Có thể là do mẹ không vệ sinh ngực trước và sau khi cho con bú, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Đối với trẻ bú bình: Do mẹ không vệ sinh sạch bình, không vệ sinh bình bằng nước nóng,… dẫn tới vi khuẩn xâm nhập vào bên trong bình sữa.
- Đối với trẻ cai sữa: Do chế độ ăn uống không hợp vệ sinh.
– Không rửa tay trước khi ăn.
– Sử dụng thực phẩm ôi thiu, quá hạn là nguyên nhân chính gây tiêu chảy cho trẻ.
– Không thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi.
Thời điểm nào trẻ dễ bị mắc tiêu chảy?
Tiêu chảy có thể xuất hiện ở bất cứ ai, mọi độ tuổi và mọi thời điểm. Tuy nhiên, bệnh thường tập trung chủ yếu vào mùa hè và mùa đông. Bởi mùa hè nóng nực, cơ thể hay toát mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, các thực phẩm để bên ngoài dễ bị ôi thiu, nếu sử dụng thì nguy cơ cao sẽ bị tiêu chảy.
– Còn mùa đông, thời tiết lạnh, mọi người thường lười vệ sinh cơ thể. Và cũng chính điều này là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị tiêu chảy cho trẻ bằng cách nào?
Thông thường, để cách trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả và an toàn, các mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ là do đâu. Qua đó sẽ tư vấn cho phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Và thường thì các bác sĩ sẽ chữa tiêu chảy cho trẻ bằng cách sau:
- Cho trẻ uống nước điện giải: Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ bị mất nước, gây mệt mỏi, uể oải. Vì thế, việc đầu tiên các mẹ cần làm là bù điện giải cho bé. Thuốc điện giải thường được sử dụng nhất là Oresol, bạn có thể xem hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Hoặc hỏi người bán thuốc, người ta sẽ tư vấn cho bạn cách uống.
- Sử dụng kháng sinh: Tiếp đến, bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh, nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có hại, các vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy.
Trong trường hợp tiêu chảy nặng, các bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc kháng tiêu chảy. Loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, không tốt cho bé, nên hạn chế sử dụng. Chỉ được dùng khi bác sĩ cho phép.
Trẻ bị tiêu chảy khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu các mẹ áp dụng cách trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà trên đây mà không thấy hiệu quả. Ngược lại, có thêm nhiều triệu chứng xấu thì cần đi khám bác sĩ ngay.
- Trẻ bị sốt cao.
- Mất nước nặng gây ra tình trạng: Môi khô nứt nẻ, mắt trũng, không đi tiểu trong nhiều giờ (Khoảng 5-6 tiếng), trẻ khóc không có nước mắt,…
- Trẻ có dấu hiệu buôn nôn, nôn ói.
- Có triệu chứng co giật.
- Đi ngoài phân lẫn máu.
Xem thêm bài viết liên quan tới sức khỏe cho bé: Cách hạ sốt cho bé hiệu quả
Với những thông tin bệnh tiêu chảy từ A – Z trên đây, hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích về bệnh nhé. Hãy chia sẻ bài viết này tới các mẹ khác, để cùng nhau biết cách trị tiêu chảy cho trẻ như thế nào, giúp chăm sóc con yêu tốt hơn
Lưu ý:Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi