Có thể các bạn không biết nhưng giấc ngủ trưa mỗi ngày đối với các bé yêu rất quan trọng đó. Chỉ với 60-90 phút ngủ trưa một ngày nhưng nó sẽ giúp trẻ phục hồi, tái tạo năng lượng, cân bằng nhịp sinh học đồng thời hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và tạo nền tảng cho trẻ phát triển trí thông minh một cách tốt nhất. Tuy nhiên tùy theo từng đặc tính của từng đứa trẻ và nhiều nguyên nhân khác nhau mà có nhiều bé không chịu ngủ trưa hay chỉ ngủ một cách chập chờn, không sâu giấc. Chính vì vậy việc tìm hiểu 4 chiêu hay giúp bé yêu ngủ trưa ngon giấc dưới đây đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp bé tự nguyện lên giường đi vào giấc ngủ trưa một cách dễ dàng.
Cách giúp bé yêu ngủ trưa ngon giấc
Tạo thời gian biểu hợp lý để bé yêu ngủ trưa ngon giấc
Việc này hết sức quan trọng đấy nhé, bởi mỗi đứa trẻ sẽ có một nhịp sinh học riêng. Nếu bé đi ngủ với một cái bụng ăn quá no hay quá đói đều khó ngủ hoặc chưa đến giờ bé muốn ngủ mà bạn ép bé đi ngủ thì chắc chắn bé không thể ngủ trưa ngon giấc được rồi. Chính vì vậy bạn cần tạo thời gian biểu hợp lý để bé yêu ngủ trưa ngon giấc một cách tốt nhất, đều đặn nhất, hiệu quả nhất nhé.
Các mẹ cần tìm hiểu về nhịp sinh học của bé, về thời gian bé dễ ngủ trưa nhất để tạo thời gian biểu giúp bé dễ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, tốt nhất ngay từ khi các bé yêu còn nhỏ, mẹ cần tạo thói quen cho bé yêu ngủ trưa ngon giấc đúng giờ, thời gian từ 11g30 đến 12g30 là thời điểm lý tưởng để trẻ ngủ trưa, sự điều độ, hợp lý trong sinh hoạt sẽ giúp trẻ lớn nhanh hơn, phát triển tốt hơn rất nhiều.
Tạo không gian phù hợp giúp bé yêu ngủ trưa ngon giấc hơn
Không gian giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng, phòng ngủ của bé nếu nhiều ánh sáng, nhiều tiếng ồn hay thiếu đi sự gọn gàng, sạch sẽ bé cũng khó có thể ngủ ngon, tốt nhất. Để bé yêu ngủ trưa ngon giấc, không gian phòng ngủ của bé phải yên tĩnh, không có tiếng ồn, không có người qua lại đồng thời phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, gọn gàng, không có gió lùa và không có quá nhiều ánh sáng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé nhé. Không gian phòng ngủ được trang trí bắt mắt, sinh động theo sở thích của bé cũng sẽ lôi cuốn bé yêu tự nguyện leo lên giường ngủ trưa mỗi ngày nữa đấy.
Có biện pháp tác động tích cực để bé yêu ngủ trưa ngon giấc
Bạn không nên ép buộc bé lên giường, bắt bé phải nhắm mắt ngủ, làm như thế sẽ khiến bé bị áp lực và có cảm giác sợ hãi giấc ngủ trưa đấy. Hãy lôi cuốn trẻ lên giường ngủ trưa đúng giờ bằng các biện pháp tác động tích cực như:
– Đung đưa nhẹ nhàng trên tay kết hợp hát ru hoặc cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương đến khi bé yêu ngủ ngon rồi mới đặt bé xuống giường hoặc cũi nhé;
– Mua cho bé những con gấu bông ngộ nghĩnh những chiếc gối ôm xinh xắn để bé ôm lúc ngủ theo sở thích của các bé;
– Đọc truyện cho bé nghe trước giấc ngủ trưa cũng là một biện pháp hay để bé yêu ngủ trưa ngon giấc mà rất nhiều người đã áp dụng hiệu quả đấy;
– Hãy kể cho bé nghe về câu chuyện của những cậu bé thông minh, cao lớn hơn người nhờ ngủ trưa đều đặn mỗi ngày để bé có động lực tự nguyện ngủ trưa mà không cần bạn bắt ép nhé.
Người lớn cần noi gương ngủ trưa cho bé yêu học theo
Là bố mẹ, ông bà hay bất kỳ người lớn nào trong nhà cần phải noi gương để các bé yêu học theo về việc ngủ trưa đều đặn mỗi ngày nhé. Hãy tạm thời “hi sinh” việc xem những bộ phim hay, tạm gác lại những công việc cần làm và đi ngủ trưa đúng giờ bé yêu cần đi ngủ để bé học theo. Thậm chí khi nằm cạnh bé dù không muốn ngủ cũng hãy giả vờ nhắm mắt, bé không còn ai để chơi đùa, nhõng nhẽo sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh hơn đấy.
Đừng bao giờ ép buộc bé ngủ trưa, ép buộc bé ăn hay làm bất cứ việc gì mà hãy có biện pháp tác động nhẹ nhàng, phù hợp, đánh trúng tâm lý của bé dần dần bé sẽ tự nguyện làm theo hướng dẫn của bạn một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Và 4 chiêu hay giúp bé yêu ngủ trưa ngon giấc trên đây cũng mang ý nghĩa như thế, hãy áp dụng linh động, đúng cách, phù hợp các biện pháp nêu trên trong một thời gian nhất định, đảm bảo các bé yêu sẽ tự nguyện đi vào giấc ngủ trưa ngon giấc một cách đều đặn, đúng giờ hàng ngày mà đôi khi không cần bạn phải nhắc nhở, ép buộc đâu đấy.
Tham khảo thêm:
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bạn nên biết
- Trẻ hay nghiến răng khi ngủ phải làm sao?
- 5 loại trò chơi giúp bé phát triển trí tuệ mỗi ngày
Lưu ý:Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi