Đối với trẻ nhỏ, việc mút tay không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vậy các mẹ có biết làm thế nào để trẻ hết mút tay không? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời dưới đây nhé.
Làm thế nào để trẻ hết mút tay
Trẻ hay mút tay phải làm gì?
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh việc đánh hay mắng chúng khi mút tay dường như không có hiệu quả. Bởi chúng còn quá nhỏ, chưa hiểu được việc nào là đúng, việc nào là sai. Bên cạnh đó, việc mút tay lại giống như thói quen, nên việc bảo trẻ không mút tay nữa không phải là việc đơn giản. Vậy làm thế nào để trẻ hết mút tay? Sử dụng mẹo dân gian là phương pháp đơn giản mà hiệu quả, được rất nhiều mẹ áp dụng và thành công nhé.
Thực hiện: Cách làm khá đơn giản, các mẹ chỉ cần thoa một chút mướp đắng lên đầu ngón tay các bé. Khi trẻ mút tay, thấy vị đắng sẽ tự động bỏ ra mà không cần ai nhắc nhở. Làm liên tục vài ngày như thế, bé sẽ quên đi thói quen xấu này và không còn mút tay nữa.
– Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng chanh hoặc giấm ăn, làm tương tự như vậy sẽ cũng có hiệu quả cao không kém nhé.
Những hậu quả nguy hiểm khi trẻ thường xuyên mút tay?
Bên cạnh chủ đề làm thế nào để trẻ hết mút tay hiệu quả, thì các mẹ cũng nên biết những hậu quả thường gặp khi trẻ thường xuyên mút tay để có thể đề phòng nhé.
- Gặp vấn đề về nha khoa: Có thể các mẹ không biết, việc trẻ mút tay thường xuyên có thể ảnh hưởng tới hàm răng của bé đấy nhé, đặc biệt là tình trạng răng hô (Răng vâu). Tuy nhiên mức độ hô của tuỳ thuộc vào thời gian trẻ mút tay và vị trí tay tỳ vào chỗ nào của răng.
– Theo các chuyên gia, răng bị hô, mọc lệch lạc khi vẫn còn là răng sữa, không có ảnh hưởng gì răng vĩnh viễn cả. Chính vì thế, khi trẻ 6 tuổi, bắt đầu mọc răng vĩnh viễn mà vẫn có thói quen mút tay thì nên cẩn thận.
- Trẻ mút tay dễ mắc bệnh: Trẻ nhỏ thường cầm nắm đồ vật bẩn, vì thế việc tay tiếp xúc với vi khuẩn không có gì là lạ cả. Vậy nên, khi bé có thói quen mút tay, đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đôi tay, điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ. Một số vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khi mút tay phải kể tới như: Tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, bị giun sán,….
- Gây tổn thương cho ngón tay: Đối với những bé có thói quen mút tay, đặc biệt là mút mạnh, rất dễ gây tổn thương cho lớp da ở ngón tay, khiến vùng da bị xước, lở loét,… điều này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở ngón tay.
– Bên cạnh đó, khi trẻ mút mạnh và mút thường xuyên còn có thể gây ra tình trạng: Bẹp ngón tay, ngón tay bị mòn, ảnh hưởng sự phát triển của xương ngon tay gây ra dị dạng,… cùng nhiều vấn đề khác.
Có thể bạn quan tâm: Những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả
Mút mút tay là thói quen xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Vậy nên, với những thông tin trên đây, bạn đã biết được làm thế nào để trẻ hết mút tay chưa nào? Nếu còn vấn đề gì về chăm sóc trẻ nhỏ, hãy bình luận bên dưới bài viết để chúng tôi giải đáp sớm nhất có thể
Lưu ý:Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi