Hóc dị vật chính là một trong các tại nạn thường gặp ở trẻ, là nguyên nhân gây tử vong cao nếu không cứu chữa kịp thời. Đặc biệt lứa tuổi trẻ nhỏ từ 1 đến 4 tuổi là dễ bị hóc dị vật nhất, chính vì vậy các bậc cha mẹ cần phải quan tâm tới trẻ nhiều hơn, giúp trẻ tránh xa những tác nhân khiến trẻ gặp nguy hiểm. Dưới đây là các nguyên nhân, cách phòng tránh hóc dị vật ở trẻ mà các bậc cha mẹ nên biết.
Nguyên nhân, cách phòng tránh hóc dị vật ở trẻ
Nguyên nhân gây hóc dị vật
- Trẻ nhỏ thường chưa nhận biết được công dụng, tác hại của từng đồ vật mà chúng nhìn thấy, kể cả có sự hướng dẫn của người lớn. Với bản tính tò mò, hay khám phá, trẻ có thể dễ dàng nuốt cả những vật to hay hình thù đa diện một cách nhanh chóng, nếu không được phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm.
- Sự bất cẩn của người lớn khi không chú ý hoặc lơ là với trẻ.
- Cho trẻ chơi những loại đồ chơi nhiều chi tiết nhỏ như đồ chơi tháo lắp bao gồm nhiều đinh ốc nhỏ dễ khiến trẻ thuận tay nuốt theo quán tính.
- Trẻ ăn nhanh và vội cũng khiến thức ăn dễ bị mắc trong quá trình nuốt gây khó thở, tím tái, thậm chí co giật.
- Trẻ ăn phải xương cá, xương gà bị hóc.
Cách phòng tránh hóc dị vật ở trẻ
- Bố mẹ nên quan tâm và để ý sát sao đến bé, chú ý các biểu hiện của bé.
- Không cho trẻ dưới 4 tuổi chơi các đồ chơi có kích thước và nhiều chi tiết nhỏ, các đồ chơi trẻ có thể nắm vừa trong lòng bàn tay.
- Không để các vật dụng nhỏ như kim, chỉ, đinh ốc, hạt cườm, thuốc…trong tầm với của trẻ.
- Hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi an toàn, chỉ cho trẻ những vật dụng, đồ chơi không được phép ngậm hay nuốt.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có nguy cơ gây hóc như bỏng, lạc, các loại hạt… để đảm bảo an toàn cho trẻ, không hỏi chuyện hay gây chú ý với trẻ trong lúc trẻ ăn.
- Chú ý các thực phẩm có xương sống như cá, tôm, cua khi chế biến cho bé thức ăn cho bé.
Trên đây là các nguyên nhân, cách phòng tránh hóc dị vật ở trẻ mà mọi người nên biết để có các biện pháp giúp trẻ tránh xa những mối nguy cơ tai nạn xung quanh bé. Các cha mẹ cũng nên nắm được vài cách sơ cứu đơn giản khi bé bị hóc dị vật để có thể cấp cứu bé sớm nhất, phòng tránh nguy cơ tử vong do hóc dị vật gây ra cho bé.
Cần kinh nhiệm của các mẹ hoặc các bác sĩ gấp.
Cu Chíp nhà mình đc 9 tháng tuổi. Đang mọc răng. Hôm mình có vặt quả ổi ở vườn cho cháu nghịch. Không may con cắn vào. Giờ còn 1 miếng ổi rất nhỏ bị mắc ở bên trong nướu ở chiếc răng đang mọc mình làm đủ mọi cách vẫn không lấy ra đc. Mọi người cho mình hỏi. Có cách nào lấy đc ra ko. Hoặc để vậy có ảnh hưởng gì đến răng và nướu của cháu sau này không? Mình xin cảm ơn.