Sốc phản vệ là hiện tượng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng trẻ. Các chuyên gia y tế nhận định rằng nguy cơ tử vong do sốc phản vệ là không cao song cha mẹ đặc biệt lưu ý cảnh giác bởi nếu trẻ bị nặng sẽ rất nguy hiểm. Dưới đây là các triệu chứng, cách xử trí khi trẻ bị sốc phản vệ mà mọi người nên biết để có thể chăm sóc cho bé yêu nhà mình nhé.
Triệu chứng, cách xử trí khi trẻ bị sốc phản vệ
Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm vào người. Khi đó cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine và các hóa chất khác với số lượng lớn chỉ trong vài phút khiến trẻ bị sốc. Hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi đe dọa đến tính mạng trẻ.
Nguyên nhân gây sốc phản vệ ở trẻ
- Trẻ bị dị ứng với một số nhóm thực phẩm như đậu phộng, các loại hạt, trứng, sữa
- Trẻ bị dị ứng với thuốc kháng sinh
- Trẻ bị các loại côn trùng như ong bắp cày, ong vò vẽ, kiến lửa…đốt cũng gây tình trạng sốc phản vệ
- Dị ứng với cao su y tế
- Dị ứng với các chất bảo quản và phẩm màu thực phẩm
- Trẻ dị ứng với một số loại văcxin
Triệu chứng sốc phản vệ
- Sưng phù da, môi, cổ họng, lưỡi, mặt
- Khó thở, thở khò khè hoặc thở nặng
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Phát ban
- Mạch nhanh
- Đổ mồ hôi
- Ói mửa, đau bụng và tiêu chảy dữ dội
- Da xanh lạnh, tím tái, có nhiều mảng đỏ
- Chóng mặt, ngất xỉu hoặc bất tỉnh ngay tại chỗ.
Cách xử trí khi trẻ bị sốc phản vệ
- Nguyên tắc: Kịp thời và tuân thủ đúng các trình tự cấp cứu.
- Gọi cấp cứu nếu thấy bé có dấu hiệu khó thở hoặc bất tỉnh.
- Để trẻ trong tư thế nằm, kê cao hai chân để tránh nguy cơ bị sốc, cho trẻ nằm nghiêng sang bên trái nếu trẻ bị nôn để tránh chất nôn rơi vào đường thở.
- Nói chuyện liên tục với trẻ để bé giữ nhịp thở và tránh bị kích thích.
- Đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Cách phòng tránh sốc phản vệ ở trẻ
- Với những nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như đỗ, lạc, các loại hạt, nên cân nhắc khi cho trẻ ăn bằng cách cho trẻ dùng 1 lượng nhỏ để thử phản ứng của trẻ
- Bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các loại côn trùng như ong, kiến…tránh cho trẻ sử dụng các chất có sử dụng màu thực phẩm, chất bảo quản
- Thử phản ứng của trẻ trước khi cho trẻ uống hay tiêm kháng sinh bằng cách chích 1 lượng nhỏ thuốc lên tay bé, nếu thấy vùng bị chích sưng và nổi mẩn đỏ thì không nên cho bé dùng.
Vài lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ:
- Không cho trẻ đang bị sốt, cảm cúm, trẻ vừa ốm dậy tiêm văcxin.
- Cho trẻ ăn mặc đơn giản, tránh ủ ấm hay mặc nhiều lớp áo để việc thao tác tiêm được nhanh và chính xác.
- Không cho trẻ ăn/bú quá no hoặc để trẻ quá đói khi tiêm.
- Thông báo cho bác sĩ nếu bé có tiền sử bị sốc phản vệ ở những lần tiêm trước đó để có hướng điều trị thích hợp.
- Theo dõi trẻ trong 30 phút sau khi tiêm, chườm mát vết tiêm cho bé.
Trên đây là các triệu chứng, cách xử trí khi trẻ bị sốc phản vệ mà mọi người nên biết, khi nhận thấy bé có những biểu hiện của sốc phản vệ, bố mẹ cần bình tĩnh, cố gắng duy trì nhịp thở của con đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện một cách nhanh nhất để được chăm sóc và theo dõi. Chúc bố mẹ và các bé luôn mạnh khỏe.
Cách xử trí nói theo kiểu này ai nói chẵng được” đem đến trung tâm y tế gần nhất”. thằng nào viết bài này ngu bỏ mẹ. Phải nói 1/ Uống thuốc gì …2/ làm gì….thế mới giúp người ta khi không ở gần bệnh viện hoặc TTYT, hoặc như các nhân viên y tế biết cách mà xử lý chứ. Toàn lối nói chung chung vô thưởng vô phạt .
Ông này nói ngu còn thích tỏ ra nguy hiểm, k đọc kĩ còn thích ý kiến, nếu sử dụng thuốc chống sốc phản vệ được ngay tại nhà thì cần quái gì tới bệnh viện để khám điều trị, nếu sốc phản vệ gây khó thở thì phải dùng cả khí oxi hoặc bóp bóng để giúp cung cấp oxi cho người bệnh nữa chứ, vì thế người viết bài này mới nói nếu trẻ có biểu hiện thì trước hết phải trông chừng trẻ để trẻ nằm kê cao 2 chân, nếu trẻ nôn thì cho nằm nghiêng sang trái để tránh chất nôn rơi vào đường thở …
Với trẻ em thì không nên cho thuốc thang gì hết. Ở trẻ em cái gì cũng chưa hoàn thiện cho lơ mơ nó đi nhanh hơn ấy.